Nhiếp hộ sáu căn
Do đó, con đường tu của bạn chẳng ích lợi gì thiết thực cho bạn. Chỉ vì không nhiếp hộ sáu căn, nên mới sinh ra việc làm này, việc làm khác. Tâm phóng dật thì dù có hiểu rộng biết nhiều kinh điển của Phật cũng chẳng có lợi ích gì, chẳng thấy được sự giải thoát nào.
Chẳng nếm được mùi vị giải thoát của Đạo.
Gợi ý
-
Nhiếp phục
là thu phục làm cho phục tùng; làm cho đầu hàng; làm cho không còn chướng ngại pháp và ác pháp nữa; làm cho không còn phá phách; làm cho không còn đau khổ; làm cho không còn phiền não; làm cho không còn giận hờn tham, sân, si, mạn,...
-
Nhiếp phục bệnh
tức là tác ý ngay bệnh đau đó ra khỏi thân tâm, như đức Phật đã dạy: “Tác ý một tướng khác thì tướng kia bị diệt”. Tác ý đuổi bệnh ra khỏi thân, cơn đau giảm từ từ, đó không phải là tưởng.
-
Nhiếp phục mọi tham ái ưu bi trên đời
là làm cho mọi sự ham muốn, sầu khổ và bệnh tật khổ đau trên cuộc đời này không còn nữa. Như vậy các bạn biết rằng năm cụm từ này là để chỉ cho một phương pháp làm chủ những sự đau khổ của kiếp người tức là làm...
-
Nhiếp phục sợ hãi và hận thù
bằng năm giới cấm là năm phương pháp cơ bản nhất của Phật giáo để ra khỏi mọi sự khổ đau vì sợ hãi và hận thù: 1.- “Đoạn tuyệt sát sanh, 2.-“Đoạn tuyệt lấy của không cho, 3.- “Đoạn tuyệt sống tà hạnh trong các dục vọng, 4. “Đoạn...
-
Nhiếp phục tâm
Khi tâm có điều gì khiến tâm khởi tham, sân, si thì quyết định dừng lại một cách kiên cường dũng mãnh, không để một phút giây tham, sân, si trong tâm mình tác động.
-
Nhiếp tâm và an trú tâm
là không còn có một niệm nào xen vào trong hơi thở, và lúc bấy giờ tâm chỉ duy nhất biết có hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu. Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và...
-
Muốn nhiếp hộ các căn
chỉ có phương pháp độc cư là nhiếp hộ 6 căn đệ nhất. Nó vừa phòng hộ, vừa nhiếp phục sáu căn quay vào trong thân. Nhiếp hộ sáu căn là pháp môn cần thiết nhất giúp ly dục ly ác pháp, nhập các loại định hữu sắc, là con...
-
Muốn nhiếp phục được tâm tham dục cũng như bệnh tật khổ đau
phải sống đúng lời dạy của Đức Phật, phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh.
-
Muốn nhiếp phục tâm
thì phải tu tập Bát Chánh Đạo. Bát Chánh đạo gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
-
Muốn nhiếp phục tâm ham muốn và sợ hãi
thì chỉ có giới luật và bốn pháp định: Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở (không gián đoạn thiền định), nội tâm tịch tĩnh (Định Sáng Suốt), thành tựu quán hạnh (Định Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).br>thì chỉ có giới...
-
Muốn nhiếp phục và phá thọ
(xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh) thì phải tịnh chỉ hơi thở, trước khi muốn tịnh chỉ hơi thở thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp, khi tâm đã ly dục ly ác pháp, thì tâm đã thanh tịnh mới dùng pháp hướng xả lạc,...
-
Muốn nhiếp tâm trong thân hành ngoại
thì phải đi kinh hành để tâm nhiếp phục cho được trong hành động bước đi, tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác. Đi kinh hành nhiều là tốt nhất, bởi vì đi kinh hành thì phá được tâm hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không và hôn tịch.Khi đi kinh...
-
Muốn nhiếp và an trú được tâm
thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và phải tu tập Định Vô Lậu. Nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Định Vô Lậu thì tâm sẽ ly dục ly ác pháp, tức là tâm tham, sân, si, mạn, nghi bị diệt trừ. Khi tâm tham, sân, si...
-
Thu nhiếp tâm
là một kỳ công tu tập chớ không thể chỉ hiểu biết trong kinh sách suông là thu nhiếp được tâm. Đây là Đức Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ. Đầu tiên chúng ta phải tu tập Quán Thân Trong Thân, khi quán thân trong thân cho được thuần...
-
Tứ Nhiếp Pháp
là bốn pháp môn của kinh sách phát triển dùng để khuyến dụ và lôi cuốn những người khác theo tôn giáo của mình.